Câu hỏi 2: Làm sao để biết mình có thai?
Câu hỏi 3: Làm thế nào để biết phụ nữ đã mang thai?
Trả lời: Bạn có thể dùng các phương pháp kỹ thuật chuyên môn và dấu hiệu tâm sinh lý sau:
- Sử dụng que thử thai, nếu thấy que thử có 2 vạch đậm thì khả năng bạn đã có thai rất cao.
- Thử máu để xác định mình thai hay chưa. Thông qua việc xác định máu việ xác định cho thai chính xác đến 90%.
- Siêu âm. Siêu âm cũng là một biện pháp xác định phụ nữ có thai hay chưa. Tuy nhiên, Siêu âm chỉ chính xác khi thai nhi được 5 tuần.
- Các biện pháp nhận biết qua dấu hiệu tâm sinh lý, nội tiết với các triệu chứng như:
- Tắt kinh: Dấu hiệu này phổ biến và quan trọng nhất. Người mang thai sẽ chấm dứt các chu kỳ kinh nguyệt của mình sau những lần quan hệ vào tháng trước đó. Tuy nhiên, cần lưu ý và phân biệt với các trường hợp mất kinh do mệt mỏi hoặc ốm trước đó.
- Chảy máu: Ra máu rải rác và ít cảm giác của nhiều phụ nữ là có kinh 2 lần trong một tháng. Hiện tượng này có cơ chế không giống như cơ chế kinh nguyệt bình thường, mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
- Ngực to và quầng ngực sẫm màu: Hai tuần sau khi thụ tinh, ngực và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Ngực phụ nữ có thai rất nhạy cảm và dễ đau khi đụng chạm.
- Mệt mỏi, buồn ngủ thất thường: Các phụ nữ mới có thai đều mỏi mệt cả ngày. Trong những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể thai phụ cần tạo nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến thai. Điều này khiến tim hoạt động nhiều hơn để lưu chuyển số lượng máu này. Cơ thể cũng thay đổi cách sử dụng nước, tinh bột - đường (carbo-hydrate) và mỡ. Toàn bộ những biến đổi trên có thể góp phần gây cảm giác mệt mỏi. Vì vậy, giấc ngủ là rất quan trọng để làm tạo cảm giác cân bằng cho cơ thể.
- Chóng mặt và buồn nôn: Lượng đường trong máu thấp làm người phụ nữ thường cảm thấy chóng mặt. Buồn nôn hoặc nôn xuất hiện ở tuần 12-14. Buổi sáng, khi dạ dày còn rỗng thì hiện tượng này tăng lên.
- Phản ứng với mùi vị: Thai nghén thường làm tăng độ nhạy bén với mùi, do đó phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường có cảm giác buồn nôn với mùi thức ăn hàng ngày.
- Khẩu vị ăn uống thay đổi và thèm ăn đồ ăn lạ: Lượng nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ gia tăng làm thay đổi vị giác, điển hình là vị tanh kim loại trong miệng. Vì thế mùi vị của một vài thức ăn sẽ thay đổi. Trong thời gian này, người phụ nữ cũng có thể thèm một số thức ăn kỳ quặc (như thèm đồ chua). Đây là phản ứng cơ thể thiếu khoáng chất và các yếu tố vi lượng.
- Tâm lý thất thường: Sự gia tăng hormone khiến người mới mang thai thường tỏ ra bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động, dễ nổi nóng và hay cáu gắt hơn.
- Đau đầu nhẹ: Các cơn đau đầu nhẹ là kết quả của sự gia tăng lượng máu trong cơ thể và sự thay đổi hormone.
- Bụng đau quặn: Cơn đau này có biểu hiện giống đau bụng hành kinh vì dạ con đang lớn lên. Hoạt động mạnh, khoái cảm tình dục làm gia tăng các cơn đau này.
- Táo bón: Nội tiết tố progesteron làm chùng giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi. Thức ăn chuyển hóa chậm và gây táo bón
- Nhiệt độ cơ thể thay đổi: Nếu có biểu đồ theo dõi thân nhiệt, người phụ nữ có thể nhận ra thân nhiệt của mình khi có thai cao hơn nhiệt độ khi rụng trứng và khi bắt đầu kỳ kinh.
- Đi tiểu nhiều: Thể tích tử cung tăng lên cùng với tăng chức năng thận gây tiểu nhiều. Cũng có khi thai phụ bị xón tiểu lúc hắt hơi, ho hay cười to. Nguyên nhân do tử cung to lên đè ép vào bàng quang.
- Sự thay đổi của tử cung và cổ tử cung: Trong vòng 2 tuần kể từ khi thụ thai, tử cung bắt đầu thay đổi, nội mạc tử cung dày lên, các mạch máu trong lớp nội mạc to ra để nuôi dưỡng thai đang phát triển. Nếu người mẹ có thai lần đầu thì thể tích tử cung to bằng khoảng quả lê nhỏ. Cổ tử cung cũng bắt đầu mềm ra.
- Ngoài ra một số dấu hiệu bổ sung gồm:
- Tăng cân nhẹ.
- Có thể tăng ham muốn tình dục.
- Thay đổi ở bụng dưới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét